
Hôm nay Mật Ong Kiểu Tân sẽ kể về 1 câu
chuyện có thật vào thời nhà Minh bên Trung Quốc, câu chuyện nói thuật lại nội
dung của hoàng đế nhà Minh và người nông dân nuôi ong tận cùng chân núi hoang
vu.
Nội dung như sau:
Hoàng đế sáng lập nhà Minh ( tức Chu Nguyên
Chương) thường hay đóng giả là thường dân bình thường để vi hành xem đời sống
của dân chúng đang ra sao, mùa xuân nọ vị hoang đi vi hành đế này đi đến một
thôn làng ở sâu trong núi. Ở đây, ông gặp một người đang chăm sóc những thùng
ong mật ( người nuôi ong ), dáng vẻ rất chăm chỉ. Thấy vậy, vị hoàng đế liền
tiến tới hỏi chuyện rằng: "Lão bá, một năm lão bá thu hoạch mật ong bao
lần vậy?".
Người nuôi ong thấy có người đến hỏi, tính thật thà chất phát nên
người nông dân kia cũng không giấu giếm gì mà liền trả lời: Hai mùa xuân hạ có
nhiều hoa, ong hút mật dễ dàng, tôi mỗi tháng đều lấy mật. Đến mùa thu, hoa ít,
chỉ còn hoa cúc là nở tốt, mỗi lần tôi chỉ lấy ba phần, để lại bảy phần để cho
ong làm lương thực. Có như vậy thì ong mới có thể sống qua mùa đông. Ong có
sống qua mùa đông thì sang năm sẽ đỡ vất vả, chỉ việc thu mật, không phải xây
dựng lại đàn ong.
Thấy lạ vị hoàng đế lại hỏi: "Những người khác cũng nuôi ong
như lão bá sao?:.
Người nuôi ong tiếp tục trả lời: "Không phải như vậy, có rất
nhiều người khác khi nuôi ong, đương lúc xuân hạ thu hoạch toàn bộ mật ong,
điều này cũng bình thường, không có gì đáng nói. Nhưng đến mùa thu họ cũng
không chừa lại cho ong chút mật nào. Không có lương thực, làm sao mà ong có có
thể tồn tại qua mua đông. Ong không chết vì đói thì cũng bỏ đi. Những người như
vậy có thể trong năm sẽ thu hoạch được nhiều hơn tôi, nhưng đến sang năm lại
phải tốn công xây dựng lại đàn ong từ đầu, vừa vất vả lại còn nhiều rủi ro.
Những người đi tìm mật ong rừng, cũng có những quy tắc gần tương
tự với tôi. Khi họ lấy tổ ong rừng, không được lấy toàn bộ, phải để dành lại
một chút để đàn ong có chỗ mà sinh sống.
Nếu không tuân thủ quy tắc này, một lần có thể lấy được nhiều mật,
có nhiều lãi hơn một chút. Nhưng đàn ong mất tổ, lại không có thức ăn, không
thể nào mà tồn tại được. Đàn ong tan tác, khu rừng dần dần sẽ không còn ong
nữa. Những người đi rừng có muốn kiếm mật trong những lần tới, cũng không còn
ong mà lấy mật".
Nghe xong câu chuyện của người nuôi ong, vua nhà Minh rất cảm
khái, tự rút ra được đạo lý: Cai trị thiên hạ cũng giống như nuôi ong lấy mật,
triều đình không thể quá chèn ép, sưu cao thuế nặng, không nghĩ đến việc người
dân sẽ sinh sống ra sao, vậy thì dân chúng làm sao có thể chịu được? Dân đói
khổ thì cũng kiếm đâu ra tiền mà đóng thuế cho nhà nước? Ôi! Tận thu có thể đem
đến cái lợi của một năm, nhưng cái hại kéo dài không biết đến bao giờ mới hết.
Người và ong có một mối quan hệ cộng sinh với nhau, nếu người để
cho ong một đường sống, lần tới, ong lại cung cấp mật cho người. Tuy đây chỉ là
quy tắc của những người nuôi ong lấy mật, nhưng người với thiên nhiên hay người
với người, đều là những mối quan hệ cộng sinh qua lại, đều phải dựa vào nhau để
tồn tại. Đừng vì cái lợi trước mắt mà quên đi cái lợi lâu dài là thế.

0 comments:
Post a Comment